Top 50+ Thuật Ngữ Crypto Cơ Bản Mà Người Mới Cần Biết

0
317

Thông tin trong thị trường crypto rất đa dạng và có nhiều thuật ngữ mới lạ, nếu bạn đã xác định tham gia vào thị trường này thì buộc bạn phải nắm rõ các thuật ngữ chuyên dụng để hiểu và biết về thị trường – những hoạt động của các nhà đầu tư đang làm như thế nào để kiếm tiền & đạt lợi nhuận cao.

Nếu bạn muốn tìm thuật ngữ nào thì có thể sử dụng phím tắt “Ctrl + F” và nhập từ khóa để tìm kiếm nhanh hơn và chính xác hơn. Sau đây chúng ta se cùng bắt đầu nội dung.

1. Blockchain

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian.

Hiểu đơn giản, Blockchain là một cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau, lưu trữ mọi thông tin giao dịch, và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi thông tin được lưu trên cuốn sổ cái đó sẽ được xác nhận bởi hàng loạt máy tính được kết nối trong một mạng lưới chung. Sẽ không một cỗ máy nào có khả năng thay đổi, viết đè lên hay xóa dữ liệu trong cuốn sổ cái đó.

2. Bitcoin

Bitcoin là đồng tiền điện tử phi tập trung đầu tiên. Nó cũng giống như những tiền tệ khác là được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Bitcoin là một đồng tiền mà bạn có thể gửi cho người khác qua Internet. So với các phương thức truyền thống, bitcoin có rất nhiều lợi thế. Bitcoin được chuyển trực tiếp từ người này đến người khác qua mạng internet mà không phải thông qua ngân hàng hay tổ chức trung gian nào. Đồng thời bạn có thể sử dụng nó ở bất kỳ nước nào, tài khoản của bạn không thể bị đóng băng, không có điều kiện hay giới hạn nào cả. Tất cả các Bitcoin giao dịch đều được ghi lại trên một “Sổ cái” được gọi là Blockchain, mọi người đều có thể xem được. Bitcoin cho phép bạn kiểm tra toàn bộ tiền của mình, không giống như các tài sản khác mà bạn sở hữu được quy định bởi ngân hàng và chính phủ. Khi Bitcoin ngày càng phổ biến, ngày càng nhiều nơi chấp nhận nó như một phương thức thanh toán. Thì giá trị của Bitcoin sẽ tiếp tục tăng giá theo thời gian.

Xem thêm nội dung liên quan:

3. Satoshi

Satoshi là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất của Bitcoin, 1 BTC tương đương 100,000,000 Satoshi. Đơn vị này được đặt theo tên của người sáng lập Bitcoin.

4. Satoshi Nakamoto

Satoshi Nakamoto là một nhân vật hoặc tổ chức ẩn danh đã sáng tạo ra Bitcoin và đã khởi tạo ra phần mềm mã nguồn mở Bitcoin Core (tên trước đây là Bitcoin-Qt) để công chúng sử dụng được Bitcoin.

5. Cryptocurrency

Khái niệm tiền điện tử chia ra thành các loại khác nhau và mỗi loại có một thuộc tính riêng biệt tạo nên giá trị của đồng tiền. Tiền tiền điện tử hay gọi chính xác hơn “tiền kỹ thuật số”. Là một dạng tiền mặt kỹ thuật số cho phép các cá nhân truyền tải giá trị trong một môi trường kỹ thuật số thông qua Internet. Có thể kể đến đại diện cho tiền pháp định, được sự bảo đảm của chính phủ như tiền trong Internet Banking, Ví điện tử Momo… Có thể nói, tiền điện tử khác tiền mặt ở chỗ, nó là những tài sản số được những cơ quan uy tín xác nhận, đảm bảo rằng nó có giá trị & sự chấp nhận trong giao dịch.

Xem thêm nội dung liên quan:

6. KYC (Know Your Customer)

KYC là một quy trình mà các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sử dụng để thu thập dữ liệu nhận dạng và thông tin liên hệ từ các khách hàng hiện tại và tiềm năng. Mục đích của KYC là ngăn chặn gian lận, rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác, cũng như việc sử dụng sai các tài khoản tài chính. KYC có rủi ro mất dữ liệu cá nhân, bạn chỉ nên KYC đối với những sàn giao dịch có thể tin tưởng.

7. Exchange – Sàn giao dịch

Sàn giao dịch Crypto là nơi các nhà giao dịch mua bán, trao đổi các loại tiền điện tử. Có hai loại sàn giao dịch là sàn giao dịch tập trung và sàn giao dịch phi tập trung.

8. CEX – Sàn giao dịch tập trung

CEX là viết tắt của Centralized ExchangeSàn giao dịch tập trung, được quản lý bởi một bên thứ 3 (công ty hoặc tổ chức chủ sàn), mọi tài sản điện tử người dùng nạp vào tài khoản trên sàn đều được quản lý và kiểm soát bởi công ty hay tổ chức đó. Ví dụ như: Binance, Bybit, FTX, Coinbase, Huobi, Kucoin, Gate.io, Kraken, Remitano

Ưu điểm của Sàn CEX là tốc độ xử lý giao dịch nhanh và tính thanh khoản cao, tuy nhiên, tài sản của bạn sẽ bị kiểm soát 100% bởi sàn giao dịch đó. Do đó, ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn sàn CEX là độ uy tín của sàn.

9. DEX – Sàn giao dịch phi tập trung

DEX (Decentralized Exchange) là sàn giao dịch phi tập trung, tức là khi giao dịch tiền điện tử trên các DEX, sẽ không có người hay tổ chức nào đứng sau điều hành mà chỉ có bên mua và bên bán liên kết với nhau, không thông qua bất kỳ bên trung gian nào cả, ví dụ như UniswapSushiswapPancakeSwap,… Đối lập với DEX là CEX.

10. Fiat Currencies

Tiền Fiat còn được gọi là tiền pháp định, là đồng tiền được phát hành bởi chính phủ (USD, EUR, VND…). Fiat không có giá trị nội tại, giá trị của Fiat dựa trên khả năng sử dụng và tiềm lực tài chính của quốc gia.

Đồng tiền Fiat có sức nặng nhất hiện nay là USD do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) phát hành dưới sự bảo lãnh của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

11. Stablecoin

Stablecoin là một loại tiền kỹ thuật số được phát triển trên Blockchain và có giá trị ổn định. giá của Stablecoin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hoặc tiền pháp định (USD, EUR, VND).

Stablecoin là loại tiền điện tử được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility) bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…), hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác.

12. Hodl & Hold Coin

Hodl (Hold on to dear life) hay Hold coin là thuật ngữ trong thị trường crypto ám chỉ việc nắm giữ tiền điện tử. Hold coin là hình thức đầu tư dài hạn, nhà đầu tư mua và trữ trong thời gian dài chờ tăng giá. Một số ví dụ thường gặp về từ này: “Hold to die”, “Hodl hay xả”, “Hold con nào?”…

Người hold thường được gọi là Holder. Trái ngược với Holder là Trader.

13. Coin & token

Coin được hiểu đơn giản là một đồng tiền kỹ thuật số, tồn tại trên Blockchain của chính nó. Coin ra đời với mục đích giải quyết các vấn đề về Thanh toán, tài chính, bảo mật, phát triển ứng dụng,…

Token là một loại tài sản kỹ thuật số, được phát hành trên một blockchain sẵn có của các dự án mà không sở hữu blockchain riêng. Tóm lại, Token được tạo ra trên Blockchain đã có sẵn.

Xem thêm: Phân biệt giữa Coin & Token là gì?

14. Pump & Dump

Pump và Dump được hiểu là hình thức thao túng thị trường.

  • Pump: “Làm giá”, “bơm thổi giá” thị trường lên cao.
  • Dump: Dìm giá thị trường xuống mức thảm hại bằng cách xả hàng số lượng lớn trên sàn.

Pump & Dump rất phổ biến trong các thị trường như chứng khoán, forex, Crypto thậm chí là vàng.

Pump (bơm giá lên) và Dump (dìm giá xuống) thực chất là hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, thị trường crypto chưa có đủ khung pháp lý nên tình trạng này vẫn thường xuyên diễn ra.

15. Long & Short

Long là hành động mượn tiền của sàn theo một đòn bẫy nhất định để mua một tài sản, sau đó đợi giá cao thì bán ra và trả lại vốn (kèm phí mượn) cho sàn.

Short là hành động bán khống một loại tiền điện tử, bạn sẽ kiếm lợi nhuận khi coin đó giảm giá.

Ví dụ: Người chơi có $100, sử dụng đòn bẫy x10, có nghĩa là đang mượn sàn $900 để tạo ra vốn $1,000. Sau đó khi giá tài sản lên thì đóng lệnh long, bán ra và trả lại sàn $900 + phí, phần lời và vốn sẽ thuộc về người chơi. Tuy nhiên, nếu giá tài sản giảm mạnh, sẽ bị thanh lý và mất $100 vốn. Đây là phương pháp giao dịch rủi ro cao, lợi nhuận cao.

16. Trader & Holder

Trader là các nhà giao dịch nói chung. Nhưng đôi khi, trader thường chỉ những nhà đầu tư ngắn hạn, có thể mua và bán trong thời gian khoảng vài ngày, vài tuần hay vài tháng, hoặc sử dụng margin (đòn bẩy) làm công cụ giao dịch. Trái ngược với Trader là Holder.

Holder là chỉ việc một nhà đầu tư giữ loại coin nào đó trong thời gian dài. Cho nên việc hold coin là một hình thức đầu tư dài hạn. Những người hold coin được gọi là holder.

17. Giao dịch Spot

Giao dịch Spot với tiền mã hoá là quá trình mua và bán các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Binance (BNB)… với thanh toán ngay lập tức khi mua hoặc bán. Nói cách khác, tiền mã hoá được luân chuyển trực tiếp giữa những người tham gia thị trường (người mua và người bán).

18. Giao dịch Futures

Giao dịch Futures là giao dịch các hợp đồng đại diện cho giá trị của một loại tiền mã hoá cụ thể. Khi bạn mua hợp đồng tương lai, nó có nghĩa ở thời điểm hiện tại bạn sẽ không sở hữu tài sản cơ sở. Thay vào đó, cái bạn sở hữu là một hợp đồng với thoả thuận mua hoặc bán một số tiền mã hoá cụ thể trong một ngày trong tương lai.

19. Giao dịch Margin

Margin hay đòn bẩy tài chính là việc vay tiền để đầu tư. Lợi ích khi dùng margin (đòn bẩy tài chính) là nhà đầu tư có thể mua được số lượng coin nhiều hơn so với việc chỉ dùng vốn tự có ban đầu. Trong giao dịch crypto, các khoản vay thường được cung cấp bởi các nhà giao dịch khác, những người kiếm được tiền lãi dựa trên nhu cầu thị trường đối với các quỹ Margin.

20. Ví lạnh (Cold Wallet)

Ví lạnh là ví quản lý khóa bí mật ở trạng thái ngoại tuyến đã bị ngắt kết nối hoàn toàn với Internet. Do đó không liên quan đến môi trường bên ngoài và không có nguy cơ bị hack ngoại trừ một số cơ hội kết nối với Internet khi gửi và nhận tiền.

Xem thêm nội dung liên quan:

21. Ví nóng (Hot Wallet)

Ví nóng là loại ví có thể giao dịch thông qua hoạt động kết nối internet. Ví dụ: MetaMask, Trust Wallet,…

Xem thêm nội dung liên quan:

22. Private Key

Private Key hay còn gọi là Khóa riêng tư. Private Key là một định dạng chuỗi ký tự để kết nối với tài khoản, khá giống với mật khẩu của tài khoản ngân hàng.

Định dạng của một Private Key: 1a6bb7e9b25bbed5f513bd1dd1866d12c1010a6d2a138f657aaf291064e11b7c

23. Passphrase

Passphrase là một chuỗi kí tự thường gồm 12 – 24 chữ được dùng để mã hóa thông tin.

Định dạng của một Passphrase: lecture estate tube tunnel decade tone flash army pink nice net trap

24. To The Moon

To The Moon là một cụm từ được sử dụng khi giá của một đồng tiền nào đó đang tăng nhanh vượt quá sức tưởng tượng. Việc tăng giá này là một cách tích cực chứ không phải tạm thời.

25. Bull Market (Bullish) – Thị trường Bò

Bull market (hay Bullish) là thuật ngữ chỉ một thị trường đang trong một xu hướng tăng trưởng, có sự tăng nhanh về giá các loại coin/token nhiều hơn mức bình quân trong lịch sử. Đặc biệt, chúng tăng trong một thời gian dài trong lượng mua bán lớn. Trong Bull Market, nhu cầu mua sẽ lớn hơn nhu cầu bán.

26. Bear market (Bearish) – Thị trường Gấu

Bear market (hay Bearish) là thuật ngữ chỉ thị trường đang trong một xu hướng giảm, lúc này giá các loại coin/token sẽ giảm một cách đột ngột, liên tục và kéo dài. Trong Bear Market, nhu cầu bán sẽ lớn hơn nhu cầu mua.

27. Whale

Whale là chỉ những nhà đầu tư có vốn cực lớn; thường thì từ vài chục triệu tới vài trăm triệu USD có khả năng thao túng thị trường.

28. FOMO

FOMO là viết tắt của Fear of Missing Out. FOMO là chỉ tâm lý sợ hãi bỏ qua lợi nhuận khi một coin đang tăng giá nhanh chóng, tức là hội chứng sợ bỏ lỡ, sợ mất cơ hội. Đây là tâm lý rất phổ biến của nhà đầu tư, có mặt trong hầu hết các hình thức giao dịch từ chứng khoán, Forex, đến tiền điện tử,…

29. FUD

FUD là viết tắt của Fear, Uncertainty & Doubt. FUD là tâm lý hoảng loạn cho rằng thị trường sắp giảm giá mạnh. Đây là một trạng thái lo lắng, hoài nghi, không chắc chắn về thị trường của các nhà đầu tư. Trạng thái này thường xuất hiện khi các tin xấu của thị trường xuất hiện, sẽ khiến cho các nhà đầu tư bán tháo.

30. Đu đỉnh

Đu đỉnh là thuật ngữ chỉ những nhà đầu tư mua vào với vị thế giá cao do tâm lý sợ mất cơ hội (Fomo), thường là khi nhìn thấy giá trị tài sản tăng mạnh. Nhưng sau đó giá trị tài sản liên tục mất giá, khiến nhà đầu tư chia đôi, thậm chí chia ba tài khoản.

31. NFT

NFT là một token mật mã không thể hoán đổi cho nhau. Các token này hoàn toàn có thể phân biệt được với nhau và là duy nhất cũng như có số lượng hạn chế. NFT có thể được sử dụng để đại diện cho các vật phẩm trong thế giới thực trên blockchain, nhưng cũng có thể được sử dụng cho các bộ sưu tập kỹ thuật số.

Ví dụ như một tờ tiền $5 của bạn A sẽ có thể đổi với tờ tiền $5 của bạn B vì giá trị như nhau (đó là ví dụ của token thay thế được). Nhưng một căn nhà của bạn A không thể nào đổi với căn nhà của bạn B vì tính chất hoàn toàn khác nhau (đó là ví dụ của token không thể thay thế được).

NFT thường dùng cho nghệ thuật, game là chính với những định dạng khác nhau như ERC721, ERC1155,…

32. ICO – IDO – IEO

  • ICO (Initial Coin Offering): Mở bán tiền điện tử ban đầu. Đây là một hình thức gọi vốn phổ biến trong lĩnh vực tiền điện tử. Trong đó chủ dự án sẽ bán một phần tiền điện tử do họ phát minh ra để thu lợi nhuận bằng một số các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin, ETH, USDT…Đầu tư bằng hình thức này khá rủi ro bởi vì nó không được ai đảm bảo rủi ro và không được pháp luật thừa nhận, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bị lừa hết số vốn đã đầu tư.
  • IDO (Initial DEX Offering): Hình thức gọi vốn và liệt kê tiền điện tử trong các sàn giao dịch phi tập trung, hiện tại IDO đang là trend gọi vốn của năm nay do tính tiện lợi của nó.
  • IEO (Initial Exchange Offering): Tương tự như ICO nhưng nó được liên kết với các sàn giao dịch để đảm bảo tính thành công của dự án vì chắc chắn dự án được liệt kê tiền điện tử của họ lên sàn giao dịch. IEO ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của sàn giao dịch nên thường được họ sàng lọc kỹ, tuy nhiên không phải dự án IEO nào cũng thành công và có lợi nhuận.

33. Launchpad

Launchpad là nơi các dự án hiện nay sử dụng để phát hành token và gọi vốn IDO, có thể kể đến một vài cái tên như Polkastarter, DAO Maker, Solstarter, BSCPad,…

34. Dapp

Dapp (Decentralized Applications) là ứng dụng phi tập trung, các ứng dụng này được xây dựng trên các nền tảng & giao thức đã có sẵn. Các Dapp sẽ tập trung giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực nào đó và các token sẽ được sử dụng bên trong Dapp.

Vì các Dapp được xây dựng trực tiếp trên các nền tảng nên tính chất của các ứng dụng phi tập trung này sẽ phụ thuộc vào các nền tảng đó. Ví dụ như tốc độ giao dịch, tps, khả năng mở rộng, tính ổn định.

35. Defi

DeFi (Decentralized Finance) có nghĩa là tài chính phi tập trung. Có thể hiểu đơn giản đây là các ứng dụng tài chính được phát triển trên nền tảng blockchain. Bạn được tự do sử dụng bất kỳ ứng dụng nào, ở bất kỳ đâu mà không cần phụ thuộc vào bên thứ 3 đáng tin cậy như ngân hàng vì chính người dùng là người nắm giữ tài sản của mình. Hạn chế lớn nhất của nền tài chính truyền thống đó là tính tập quyền hay tập trung quyền lực. Và DeFi ra đời để giải quyết vấn đề này.

36. Liquidity

Liquidity là thanh khoản trên sàn DEX hoặc CEX. Nếu thanh khoản nhiều, đồng nghĩa với việc giao dịch sẽ không bị lệch giá quá nhiều, do nhu cầu mua bán của thị trường cao.

Một ví dụ của tài sản thanh khoản cao là BTC và ETH, nếu mua bán số lượng khoảng $10,000 cũng không làm thị trường biến động giá nhiều, nhưng nếu dùng $10,000 mua những token mới ra mắt, sẽ đẩy giá lên rất cao vì không có ai bán.

37. Market cap

Tổng vốn hóa của một loại tiền điện tử, tính bằng giá của coin nhân với số lượng coin. Đây là thông tin quan trọng để xếp hạng coin.

38. Total Value Locked (TVL)

Thuật ngữ này xuất hiện khi trend DeFi hình thành, Total Value Locked (TVL) chỉ tổng giá trị tài sản được người dùng bỏ vào các dự án DeFi, mà đa phần thuộc về DEX và Lending thông qua cung cấp thanh khoản. Anh em có thể kiểm tra TVL hiện tại ở defillama.com hoặc defipulse.com.

39. Volume

Volume (hay khối lượng giao dịch) là số liệu đo lường khối lượng tiền được giao dịch trong một khung thời gian nào đó. Khối lượng giao dịch được tính bằng tổng số lượng coin/token mua vào và bán ra trong một khoảng thời gian nhất định.

40. Market Maker

Market Maker (MM) là những nhà tạo lập thị trường, đây là các cá nhân hoặc các công ty môi giới cung cấp dịch vụ giao dịch & tạo thanh khoản. Các Market Maker (MM) trực tiếp tham gia vào các giao dịch với vị thế vừa là người bán và người mua.

Vai trò chính của Market Maker là cung cấp thanh khoản hoặc tạo các cơ hội cho mọi người tham gia thị trường mua bán số lượng lớn cổ phiếu, tiền tệ, các sản phẩm phái sinh và các công cụ giao dịch khác.

Sự tham gia của các Market Maker góp phần duy trì sự linh hoạt và thanh khoản của một loại tài sản, tăng khả năng thực hiện giao dịch của chúng và nhờ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với loại tài sản đó.

41. Gas fee

Khi người dùng thực hiện bất kỳ transaction nào trên blockchain (mua bán, approve,…) mà cần thực hiện đưa transaction vào block, cần tốn một khoản phí, gọi là Gas Fee. Gas fee được tính dựa trên Gwei, Gwei càng lớn, gas fee càng tốn nhiều hơn, nhưng bù lại giao dịch sẽ được thực hiện nhanh hơn. Công thức tính phí gas: Gas Fee = Gas Limit * Gas Price

42. Smart Contract

Smart Contract (Hợp Đồng Thông Minh) là một thuật ngữ mô tả khả năng tự đưa ra các điều khoản và thực thi thoả thuận của hệ thống máy tính bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. Toàn bộ quá trình của Smart Contract được thực hiện tự động và không có sự can thiệp từ bên ngoài.

43. All Time High (ATH)

All Time High (được viết tắt ATH) đây là thuật ngữ dùng để ám chỉ mức giá đang ở “đỉnh” của đồng tiền kỹ thuật số hoặc của một tài sản bất kỳ tính từ thời điểm quá khứ cho đến hiện tại.

44. Return On Investment (ROI)

ROI là viết tắt của Return On Investment, đây là chỉ số tỷ suất hoàn vốn. Nói một cách đơn giản là “lãi” – lợi nhuận (tính theo %) trên tổng số tiền đầu tư.

45. Max Supply

Số lượng coin có thể đạt đến tối đa của một loại tiền điện tử (như Bitcoin là 21 triệu)

46. Total Supply

Tổng số lượng coin đã được tạo, kể cả việc nó có lưu hành hay không trừ đi số coin đã bị đốt.

47. Burn

Chỉ việc một lượng coin hoặc token bị loại bỏ khỏi nguồn cung vĩnh viễn để giảm lạm phát, đảm bảo giá trị cho những người nắm giữ tiền điện tử.

48. Halving

Halving là sự kiện giảm một nửa phần thưởng khối. Cứ sau khoảng 4 năm, Bitcoin lại trải qua sự kiện quan trọng này, gọi là Bitcoin Halving.

Đây là một tính năng mô phỏng quá trình khai thác vàng, làm tăng tính khan hiếm và sự khó khăn trong quá trình khai thác. Không chỉ riêng Bitcoin, Litecoin và một số đồng coin khác cũng có sự kiện Halving như thế.

49. Automated Market Maker (AMM)

Hệ thống cung cấp thanh khoản cho các sàn giao dịch mà được thực hiện tự động bởi các nhà cung cấp thanh khoản thông qua một sàn giao dịch phi tập trung.

50. Airdrop

Airdrop là hình thức tặng token miễn phí cho người dùng. Một số hình Airdrop thường thấy là: retroactive, hold & stake token chủ, thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của dự án… Airdrop thường được sử dụng trong các chiến lược quảng cáo, giới thiệu dự án ICO để thu hút người dùng tham gia vào cộng đồng dự án coin.

51. Whitelist

Whitelist có thể nói là một thuật ngữ không thể thiếu nếu người dùng đầu tư vào một ICO nào đó. Nói một cách dễ hiểu thì Whitelist là danh sách trắng. Nó có nghĩa rằng bạn có thể tham gia mua token trong đợt kêu gọi vốn của dự án đó.

52. Whitepaper

Whitepaper là một tài liệu thông tin, thường được phát hành bởi một công ty hay tổ chức phi lợi nhuận, để quảng bá hay làm nổi bật các tính năng của giải pháp, sản phẩm hay dịch vụ. Sách trắng thường được viết dưới dạng tài liệu tiếp thị và bán hàng được sử dụng để lôi kéo hay thuyết phục khách hàng tiềm năng tìm hiểu thêm về hay mua một sản phẩm, dịch vụ, công nghệ hay phương pháp luận cụ thể.

53. Mining và Miner

Mining là hoạt động đào coin và Miner là những người tham gia đào coin.

54. Staking

Chỉ việc khóa một lượng tiền điện tử trong chuỗi để đảm bảo việc vận hành Blockchain, xác thực giao dịch và người staking sẽ nhận được phần thưởng tiền điện tử, đây là cách khai thác của tiền điện tử sử dụng POS.

55. Yield Farming

Yield Farming là một nhánh nhỏ trong DeFi, là hình thức anh em kiếm lợi nhuận bằng việc vay hoặc cho vay tài sản của mình trên các giao thức DeFi.

56. Derivatives

Derivatives (hay phái sinh) là tên gọi của công cụ tài chính. Nó cho phép nhà đầu tư giao dịch nhiều sản phẩm dựa trên giá cả mà không cần sở hữu sản phẩm đó. Sử dụng các sản phẩm phái sinh cho phép nhà đầu tư mua với số lượng lớn hơn nhiều (đòn bẩy) số tài sản mà họ đang sở hữu.

Tổng Kết

Với sự phong phú về kiến thức của thị trường crypto, bạn sẽ cần dành thời gian để nghiên cứu mới có thể hiểu rõ được các thuật ngữ crypto này. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu bạn thích Bài viết này của Blogdautucoin.com thì hãy “đánh giá sao” & bình luận ý kiến của bạn phía dưới bài viết nhé. Thank you!


Rate this post